Chuyển đổi số là gì?
Trả lời: Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin
học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột
phá, gọi chung là công nghệ số. Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc
đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số
bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Bạn có thể tham khảo
cuốn Cẩm nang Chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông xuất bản, hoặc truy
cập website dx.mic.gov.vn để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.
Vì sao lại cần chuyển đổi số?
Trả
lời: Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất,
giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới
ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
Chuyển đổi số là việc của ai?
Trả
lời: Với một tổ chức, vì là sự thay đổi, nên trước
tiên đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu, vì nếu không thì không ai dám
làm và có thể làm. Vì là tổng thể và toàn diện nên đó là việc của tất cả mọi
thành viên trong tổ chức.
Các lĩnh vực nào được ưu tiên
chuyển đổi số?
Trả
lời: Tám (08) lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số là y
tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và
logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.
Thế nào là chuyển đổi số lấy
người dân là trung tâm?
Trả
lời: Là chính quyền lắng nghe từ người dân, xuất
phát từ nhu cầu của người dân, mang lại giá trị cho người dân. Nếu có câu hỏi về
chuyển đổi số, hãy liên hệ Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông để được
tư vấn, hỗ trợ. Địa chỉ liên hệ: https://aita.gov.vn/
Vấn đề then chốt trong chuyển
đổi số là gì?
Trả
lời: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để
chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể
tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông
tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn,
an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
Lợi thế của Việt Nam khi thực
hiện chuyển đổi số là gì?
Trả
lời: Văn hoá của người Việt Nam là thích ứng
nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Việt
Nam là nước có truyền thống lâu đời trong việc triển khai thành công các cuộc
cách mạng toàn dân.
Chuyển đổi số cơ quan nhà
nước là gì?
Trả
lời: Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động
phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt
động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền
các cấp ở địa phương.
Quy định về chia sẻ dữ liệu
trong cơ quan nhà nước?
Trả
lời: Ngày 09 tháng 4 năm 2020 Chính phủ ban hành
nghị định số Số: 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ
quan nhà nước.
Xây dựng chiến lược chuyển
đổi số như thế nào?
Trả
lời: Chiến lược chuyển đổi số do người đứng đầu
chỉ đạo xây dựng và phải lan tỏa, thấm nhuần tới từng thành viên của tổ chức.
Chiến lược chuyển đổi số bắt đầu từ tầm nhìn của người đứng đầu, nhưng khi thực
thi cần không ngừng đo lường, kiểm nghiệm thực tế xem điều gì đang đi đúng hướng
và điều gì không, sau đó nhanh chóng điều chỉnh theo thực tế.
Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư là gì?
Trả lời: Cách mạng công nghiệp xảy ra khi có đột phá
lớn về công nghệ dẫn đến các thay đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội. Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư được cho là bắt đầu từ thập kỷ này với các đột phá và cộng
hưởng của các công nghệ số và tạo ra sản xuất thông minh.
PHẦN 2 - KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Số hóa là gì?
Trả lời: Số hóa là việc tạo ra các con số để mô tả và biểu
diễn các thực thể, tức là tạo ra dữ liệu hay phiên bản số của các thực thể
Tin học hóa là gì?
Trả
lời: Tin học hóa, hay còn gọi là ứng dụng công
nghệ thông tin, là việc số hóa quy trình nghiệp vụ đã có. Thông thường, tin học
hóa không làm thay đổi quy trình đã có hoặc mô hình hoạt động đã có. Khi tin học
hóa ở mức cao, dẫn đến thay đổi quy trình hoặc thay đổi mô hình hoạt động, thì
gọi là chuyển đổi số.
Trợ lý ảo là gì?
Trả
lời: Trợ lý ảo là phần mềm có thể thực hiện các
nhiệm vụ hoặc dịch vụ cho một cá nhân dựa trên câu lệnh hoặc câu hỏi.
Khái niệm nền tảng số?
Trả
lời: Nền tảng số là bước phát triển tiếp theo của
hệ thống thông tin, là yếu tố tạo ra sự khác biệt căn bản giữa ứng dụng công
nghệ thông tin và chuyển đổi số. Nền tảng số có khả năng đáp ứng ngay nhu cầu của
người sử dụng như là dịch vụ, giống như dịch vụ điện, giống như dịch vụ nước và
càng nhiều người sử dụng thì chi phí càng rẻ.
Thế nào là chuyển đổi số lấy
người dân là trung tâm?
Trả
lời: Ứng dụng công nghệ thông tin là cách gọi
khác của tin học hóa.
Ứng dụng công nghệ thông tin
bắt đầu từ khi nào?
Trả
lời: Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc
đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số
bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020.
Chuyển đổi số và ứng dụng
công nghệ thông tin khác nhau như thế nào?
Trả
lời: Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của
ứng dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin là số hóa một quy
trình đã có, hay còn gọi là tin học hóa. Chuyển đổi số là số hóa toàn bộ cả một
tổ chức. Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, mô hình tổ chức mới, phương
thức cung cấp dịch vụ mới, cung cấp dịch vụ mới.
PHẦN
3 - CHÍNH PHỦ SỐ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Chính phủ điện tử là gì?
Trả lời: Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ
thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh
nghiệp tốt hơn. Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt
động của chính phủ.
Chính phủ số là gì?
Trả lời: Chính phủ số là chính phủ đưa toàn bộ hoạt động của
mình lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà
còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên
công nghệ số và dữ liệu, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung
cấp dịch vụ. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của chính
phủ.
Điểm khác nhau giữa chính phủ
điện tử và chính phủ số là gì?
Trả lời: Chính phủ điện tử là chính phủ tin học hóa quy trình
đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có. Chính phủ số là
chính phủ chuyển đổi số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi quy trình làm
việc, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ, nhanh chóng cung cấp dịch vụ công
mới.
Trọng tâm của Chiến lược
Chính phủ số là gì?
Trả lời: Trọng tâm của Chiến lược Chính phủ số là chuyển đổi
mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số và sau đó là thay đổi cách vận
hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tương tác với người dân,
doanh nghiệp, dùng công nghệ để giải quyết các bài toán thiên niên kỷ. Chính
phủ số là giải pháp đột phá để thay đổi cách vận hành của Chính phủ. Chính phủ
số dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
Mối quan hệ giữa đô thị thông
minh và chính quyền số?
Trả lời: Ở cấp quốc gia, quốc gia thông minh gồm ba thành
phần là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ở cấp địa phương, đô thị thông
minh cũng gồm ba thành phần tương ứng là chính quyền số, kinh tế số và xã hội
số trong phạm vi địa lý của đô thị đó.
Ứng dụng công nghệ thông tin
bắt đầu từ khi nào?
Trả lời: Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến
nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt
đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020.
Chuyển đổi số và ứng dụng
công nghệ thông tin khác nhau như thế nào?
Trả lời: Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của ứng
dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin là số hóa một quy trình
đã có, hay còn gọi là tin học hóa. Chuyển đổi số là số hóa toàn bộ cả một tổ
chức. Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, mô hình tổ chức mới, phương thức
cung cấp dịch vụ mới, cung cấp dịch vụ mới.
PHẦN
4 - KINH TẾ SỐ
Nền kinh tế số là gì?
Trả lời: Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông
tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng
thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng ICT, tức là viễn thông và CNTT,
để tăng năng suất lao động, và để tối ưu nền kinh tế.
Nền kinh tế nền tảng là gì?
Trả lời: Nền kinh tế nền tảng được hiểu là một phần của nền
kinh tế mà tại đó các hoạt động kinh tế và xã hội được diễn ra trên các nền
tảng số.
Vai trò của kinh tế số là gì?
Trả lời: Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng
trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao
trùm, vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên. Chi phí tham gia kinh tế số
thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn.
Làm thế nào để thúc đẩy nền
kinh tế số?
Trả lời: Cách nhanh nhất đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng
công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc.
Đo lường kinh tế số thế nào?
Trả lời: Hiện nay chưa có phương pháp thống nhất trên toàn
cầu để đo lường giá trị của kinh tế số. Cách đo phổ biến là kinh tế số bao gồm
03 cấu phần: kinh tế số công nghệ thông tin - điện tử - viễn thông; kinh tế số
Internet và kinh tế số theo ngành / lĩnh vực.
Ứng dụng công nghệ thông tin
bắt đầu từ khi nào?
Trả lời: Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến
nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt
đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020.
Chuyển đổi số và ứng dụng
công nghệ thông tin khác nhau như thế nào?
Trả lời: Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của ứng
dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin là số hóa một quy trình
đã có, hay còn gọi là tin học hóa. Chuyển đổi số là số hóa toàn bộ cả một tổ
chức. Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, mô hình tổ chức mới, phương thức
cung cấp dịch vụ mới, cung cấp dịch vụ mới.