Trích Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
1. Bổ sung một số khoản
của Điều 2 như sau:
a) Bổ sung điểm m vào sau điểm l
khoản 3 như sau:
“m) Buộc nộp lại giấy tờ,
tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa.”;
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:
“4. Việc thi hành các hình
thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trường hợp áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông
báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp
báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Trường hợp áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy
xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản
thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi;
c) Các yêu cầu khác theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1.
Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân
và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và
5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9
Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định
tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp
dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1
Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà
vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp
dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Mức phạt tiền quy định
tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các
khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7
Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1
và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ
chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức
gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại
các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản
7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản
1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm
đi một nửa.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 9 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy
định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc
nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 2 như sau:
‘b)
Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định;”;
c) Bổ sung điểm d vào sau điểm
c khoản 2 như sau:
“d)
Không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm
đ khoản 3 như sau:
"đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn
kiến thức an toàn thực phẩm;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d
khoản 5 như sau:
“d)
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;";
e) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 6 như sau:
“a)
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có thiết lập
nhưng không đầy đủ theo quy định hoặc không áp dụng đầy đủ trong thực tế hoặc
không phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở;”;
g) Sửa đổi, bổ sung các điểm a
và b khoản 7 như sau:
“a)
Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất
hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm
da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
b) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ
sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để sản xuất hoặc để vệ sinh trang
thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm.”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 1 Điều 10 như sau:
“b)
Vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cùng các
loại hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 5 Điều 11 như sau:
“a)
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa
tạp chất vào thủy sản;”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số
khoản của Điều 15 như sau:
a) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d
khoản 1 như sau:
“đ)
Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực
phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d
khoản 2 như sau:
“d)
Cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng; không được che
kín;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm e
khoản 2 như sau:
“e)
Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản
3 như sau:
“3.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người
trực tiếp chế biến thức ăn không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn
thực phẩm.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 4 như sau:
“b)
Chủ cơ sở không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”;
e) Sửa đổi, bổ sung khoản
5 như sau:
“5.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người
trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A,
E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.”.
7. Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 2 Điều 16 như sau:
“b)
Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm
gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;”.
8. Sửa đổi, bổ sung các khoản
1, 2 và 3 Điều 18 như sau:
“1.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh
dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết
hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản
xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi
tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp
sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức
khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù
hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP
hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
9. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 19 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
2 như sau:
“2.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ
trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 2 như sau:
“a)
Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố
sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo kết quả xác
nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng
thư), Giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại giấy tờ, tài liệu khác;”;
c) Bổ sung điểm d vào sau điểm c
khoản 2 như sau:
“d)
Thực hiện xuất khẩu lô hàng thực phẩm không đúng khối lượng, quy cách sản phẩm
như đã đăng ký để được thẩm định, cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng
thư).”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 5 như sau:
“a)
Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong
trường hợp còn tang vật vi phạm;”;
đ) Bổ sung điểm e vào sau điểm đ
khoản 6 như sau:
“e)
Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định
tại điểm a khoản 2 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung
một số khoản của Điều 20 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 1 như sau:
“b)
Không công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm
hoặc không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định;”;
b) Bổ sung điểm e vào sau điểm đ
khoản 2 như sau:
“e)
Không có phiếu kết quả kiểm nghiệm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm còn thời hạn
tại thời điểm tự công bố theo quy định.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 3 như sau:
“a)
Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc
tiêu chuẩn đã công bố;”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản
1 Điều 21 như sau:
“ 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản
phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan
có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố.”.
12. Sửa đổi, bổ sung
một số khoản của Điều 22 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản
1 như sau:
“ 1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về buôn bán, lưu
thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi
phạm đã tiêu thụ đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm
thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố; sản phẩm thực phẩm thuộc
diện phải được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm hoặc chứng nhận tương đương mà không thực hiện theo quy định;
b) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi
phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc
chất phụ gia so với tiêu chuẩn đã công bố;
c) Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi
phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc
chất phụ gia hoặc có chỉ tiêu an toàn không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.”;
b) Bổ sung các điểm h, i, k, l, m và n vào sau điểm g
khoản 2 như sau:
“h)
Nhân sự tham gia sản xuất không được đào tạo, đào tạo lại về các nguyên tắc cơ
bản Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
i) Không có bản mô tả công việc cho nhân sự chủ chốt, nhân sự có trách
nhiệm và các nhóm nhân sự của các bộ phận theo quy định;
k) Không có quy trình sản xuất được phê duyệt cho mỗi sản phẩm;
l) Không thực hiện và không duy trì thường xuyên hoạt động tự kiểm tra
để giám sát việc triển khai, áp dụng và tuân thủ quy định Thực hành sản xuất
tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe và đưa ra biện pháp khắc phục cần thiết, kịp
thời;
m) Không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không được xác định rõ ràng,
thống nhất và không được kiểm soát thực thi chặt chẽ trong trường hợp có sản
xuất và/hoặc kiểm nghiệm theo hợp đồng;
n) Không thực hiện lưu giữ mẫu nguyên liệu ban đầu, thành phẩm theo quy
định hoặc có lưu giữ mẫu nhưng không đủ lượng mẫu và thời gian lưu theo quy
định.”;
c) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản
2 như sau:
“2a.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều này
trong trường hợp tái phạm.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 5 như sau:
“a)
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không phù hợp với thông tin về sản phẩm đã
công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 6 như sau:
“a)
Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm
ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 8 như sau:
“a)
Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm
ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự;";
g) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 10 như sau:
“a)
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung
cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản
2a và 7 Điều này;”;
h) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 11 như sau:
“b)
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9
Điều này;”;
i) Bổ sung các điểm đ và e vào sau điểm d
khoản 11 như sau:
“đ)
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối
với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định
tại điểm c khoản 4 Điều này.".
13. Bổ sung điểm c vào sau điểm b
khoản 6 Điều 24 như sau:
“c)
Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm
a khoản 4 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung một số
khoản của Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều
26 như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định
về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc
trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 2 như sau:
“b)
Không thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm hoặc có
thiết lập nhưng không đầy đủ thông tin; không thực hiện truy xuất nguồn gốc sản
phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm
d khoản 2 như sau:
“d)
Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin truy
xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật;”.
15. Sửa đổi, bổ sung
một số khoản của Điều 28 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 1 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối
với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm
c khoản 2 và điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;”.
16. Sửa đổi, bổ sung
một số khoản của Điều 29 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 1 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng đối với
cá nhân và 2.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
2 như sau:
"2. Chánh thanh tra Sở Y tế; Chánh Thanh tra Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Chánh Thanh tra
Sở Văn hóa và Thể thao, Chánh Thanh tra Sở Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa,
Thông tin, Thể thao và Du lịch; Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông;
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng
Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục
Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực
vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung
Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ
thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục
về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất
lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm
nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
quyền:";
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 2 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối
với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản
3 như sau:
“3.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở (gồm: Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Sở Công Thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch,
Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục
Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản
và thủy sản); Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục thuộc Bộ Y
tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông (gồm: Tổng cục Thủy sản; Cục Thú
y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản; Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Cục
An toàn thực phẩm; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Báo
chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành) có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
khoản 2 Điều này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng đối
với cá nhân và 280.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
e) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
5 như sau:
“5.
Chánh Thanh tra Bộ Y tế; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Chánh Thanh tra Bộ Công Thương; Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch; Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông; Tổng cục trưởng Tổng cục
Thủy sản; Cục trưởng Cục Thú y; Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật; Cục trưởng Cục
Trồng trọt; Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông
lâm sản và thủy sản; Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản;
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và
Thông tin điện tử; Cục trưởng Cục Báo chí; Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát
hành có quyền:”;
g) Sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 5 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;”.
17. Sửa đổi, bổ sung một số
khoản của Điều 30 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
2 như sau:
“2.
Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
3 như sau:
“3.
Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu
chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có
quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 3 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng đối với
cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
4 như sau:
“4.
Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị
nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng
nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ;
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu;
Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ -
đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát
đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng
phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng
An ninh kinh tế có quyền:";
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 4 như sau:
“a) Phạt tiền đến 20.000.000
đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối
với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;";
g) Sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 5 và điểm c khoản 6 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;”;
h) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu Khoản
6 như sau:
“6.
Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục
trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục
trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh
mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục An ninh nội
địa có quyền:”.
18. Sửa đổi, bổ sung
một số khoản của Điều 31 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản
2 như sau:
“2a.
Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm
phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000
đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với cá
nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
3 như sau:
“3.
Đồn trưởng Đồn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Chỉ huy trưởng
Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b
và c khoản 3 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối
với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2
Nghị định này.”;
d) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản
3 như sau:
“3a.
Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000
đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá
nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và l khoản 3 Điều
2 Nghị định này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
4 như sau:
“4.
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng;
Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên
phòng có quyền:”;
e) Sửa đổi, bổ sung các điểm c
và d khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và l khoản 3 Điều
2 Nghị định này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung
một số khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 4 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối
với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
5 như sau:
“5.
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt
Nam có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 5 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 60.000.000 đồng đối
với cá nhân và 120.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
6 như sau:
“6.
Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư
lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
đ) Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a
khoản 6 như sau:
“a1) Tước quyền sử dụng Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản
công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 6 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;”;
g) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
7 như sau:
“7.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
h) Sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 7 như sau:
”c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;”.
20. Sửa đổi, bổ sung một số
khoản của Điều 33 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
2 như sau:
“2.
Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát
thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng
thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
3 như sau:
“3.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông
quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm
soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng
Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục
Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc
Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b và c khoản 3 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối
với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2
Nghị định này.”;
d) Sửa đổi, bổ sung các điểm c
và d khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2
Nghị định này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 5 như sau:
“c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2
Nghị định này.”.
21. Sửa đổi, bổ sung một số
khoản của Điều 34 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
2 như sau:
“2.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ
quản lý thị trường có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 2 như sau:
“b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối
với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
3 như sau:
“3.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý
thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 3 như sau:
"b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;";
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản
4 như sau:
"4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:".
22. Sửa đổi, bổ sung khoản
4 và khoản 5 Điều 35 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử
phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại Điều 31 Nghị định này và Cảnh sát biển
quy định tại Điều 32 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành
chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với
các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến
hoạt động thu gom, bán, cung cấp, nhập khẩu thực phẩm quy định tại khoản 3,
điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều 4; các điều 10 và 11; các khoản 1 và 4 Điều 19;
điểm a khoản 4 Điều 20; khoản 2 Điều 21; khoản 1, các điểm b và c khoản 6 Điều
22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
5. Người có thẩm quyền xử
phạt của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 33 Nghị định này có thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm quy định tại Điều 19; các khoản 2, 3 và 4 Điều 20; Điều 21; điểm
a, b khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 22; khoản 4 Điều 24 Nghị
định này nếu phát hiện được các hành vi này tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản
lý của Hải quan mà Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan chưa quy định.”.