TRÁCH NHIỆM VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC ĐẢM BẢO VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường và thân thể. Giữ gìn về sinh môi trường mọi người đều phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh xung quanh môi trường sống như nhà tiêu, hố tiểu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, không dùng phân tươi để bón ruộng, quản lý rác thải, bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm, hưởng ứng phong trào vệ sinh công cộng, kí kết bảo vệ môi trường trong cộng đồng…

Về sinh thân thể từng cá nhân phải nhận thức rằng các mầm bệnh luôn luôn tiềm ẩn xung quanh ta, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hay truyền từ người này sang người khác. Do đó, hàng ngày phải tự giác làm vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, rửa mặt, tắm giặt, cắt móng tay, móng chân, đi giày dép, ngủ mắc màn, vệ sinh ăn uống (ăn chí uống chín), sử dụng thực phẩm an toàn, không nghiện rượu, ma tuý…

2. những điều cần biết để bảo vệ an toàn thực phẩm:

* Ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn thiu

- Nước có thể bị nhiễm bẩn khi chứa đựng trong các dụng cụ không hợp vệ sinh.

- Nước chưa đun sôi có thể chứa nhiều mầm bệnh; nước đã đun sôi nhưng để sau 24 giờ cũng có khả năng nhiễm khuẩn.

- Thức ăn sống, đặc biệt là các loại thịt sống thường chứa nhiều mầm bệnh.

- Mầm bệnh sinh sản nhanh ở thức ăn đã nấu chín nhưng để lâu.

- Ruồi nhặng mang nhiều mầm bệnh khi đậu vào thức ăn làm cho thức ăn bị ô nhiễm.

- Dụng cụ đồ bếp như dao, thớt, chén bát, đũa, soong chảo, khăn lau, nếu không làm vệ sinh tốt sẽ là nơi thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

- Rau quả không được rửa sạch có thể chứa nhiều mầm bệnh.

- Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và những chất cần thiết khác giúp cho cơ thể trẻ có khả năng phòng chống bệnh tật.

- Nếu mẹ không đủ sữa thì cho trẻ ăn sữa ngoài và các thức ăn khác.

- Các dụng cụ pha sữa hoặc chế biến thức ăn cho trẻ dễ bị nhiễm mầm bệnh.

- Thức ăn không được bảo quản bằng tủ lạnh hoặc thực phẩm để quá lâu ngày trong tủ lạnh cũng dễ bị ôi thiu, nấm mốc.

* Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch

- Tay có thể chứa mầm bệnh khi tiếp xúc với những dụng cụ bẩn, đất, phân và nước bẩn

- Rửa tay có hiệu quả rất lớn để phòng các bệnh đường tiêu hoá như bệnh tiêu chảy và các bệnh giun sán.

- Tay người cũng có thể bị nhiễm khuẩn và mang theo mầm bệnh sau khi đi vệ sinh, khi lau chùi cho trẻ và khi bón phân cho cây trồng.

- Mầm bệnh có thể ẩn náu bên trong móng tay để dài.

* Tắm rửa thường xuyên

- Thân thể dơ bẩn là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển

- Quần áo dơ bẩn và ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh như nấm, ghẻ, hắc lào…phát triển.

Bệnh mắt đỏ, bệnh mắt hột và bệnh ghẻ có thể lây từ người này qua người khác nếu dùng chung khăn mặt, quần áo, chăn gối.

Giun móc sống trong đất, ấu trùng của giun có thể chui qua da vào trong cơ thể người và gây bệnh.

* Xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh

- Phân người chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Phân trẻ em cũng nguy hiểm như phân người lớn.

- Mầm bệnh  (ấu trùng, vi khuẩn,….)trong phân người là nguồn gốc của nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá, nệnh giun sán.

- Phân người và phân gia súc không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đất, nguồn nước và thức ăn.

- Nguồn phân không được đậy kín sẽ gây mùi hôi thối và thu hút nhiều ruồi, nhặng.

- Ruồi, nhặng, chuột, gián, kiến…là nguyên nhân lưu truyền mầm bệnh từ phân qua thức ăn, nước uống.

- Những nơi công sở, trường học, bệnh xá, chợ, bến xe…rất dễ bị ô nhiễm môi trường, nếu không có nhà vệ sinh.

Vấn để vệ sinh môi trường phụ thuộc phần lớn vào ý thức giữ vệ sinh của mọi người./.

 

                                    Trích theo tài liệu hướng dẫn người dân trong cộng đồng

                                                    tham gia bảo vệ môi trường

 

  • Từ khóa :
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập